Lâm Khánh Chi lên tiếng tin đồn đám cưới với người mẫu kém tuổi
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.Gửi người thương: Thật hạnh phúc khi được làm con của mẹ
Đợt tuyển quân sẽ diễn ra trong vài ngày tới, Trần Thị Phương Thảo (24 tuổi, ngụ tại thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, H.Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) là một trong những tân binh nhập ngũ.
Cha mẹ cùng con gái 3 tuổi vực dậy sau tai nạn giao thông
Tại Việt Na, giá cà phê Tây nguyên cũng tiếp tục điều chỉnh giảm, phổ biến 1.200 - 1.500 đồng/kg. Cụ thể tại Đắk Nông về mức 98.100 đồng/kg, Đắk Lắk 98.000 đồng/kg, Gia Lai 97.500 đồng/kg và Lâm Đồng 97.300 đồng/kg.
Anh Lê Trường Vũ, huấn luyện viên dạy trượt patin tại Q.Gò Vấp (TP.HCM), kể: "Tôi mua xe cũ ủy quyền đã khá lâu rồi, đến nay kiểm tra cập nhật trên ứng dụng thì mới phát hiện ra bị phạt nguội. Tôi liên hệ lại chủ cũ thì họ không hợp tác giải quyết, giờ sắp đến thời hạn đăng kiểm không biết làm sao?". Cùng cảnh ngộ, anh P.T.H, một hướng dẫn viên đang làm việc tại TP.HCM, chia sẻ câu chuyện của bản thân: "Trước đây, tôi cũng mua lại xe của một chủ khác mang biển số Đà Nẵng. Tôi sơ ý không kiểm tra lỗi phạt nguội, sau này mới phát hiện ra bị dính 5 lỗi và phải tự đi đóng".Nhiều người khi biết câu chuyện này đã tỏ ra bức xúc. Anh Nguyễn Nghiệp, quản trị viên một diễn đàn chuyên hỏi đáp về phạt nguội, cho biết: "Những xe mua bán ủy quyền có ghi rõ ngày mua bán, nên chủ xe cũ phải có trách nhiệm xử lý chứ không nên đùn đẩy cho người mua sau. Theo tôi, trong trường hợp này, người mua (chưa sang tên) cần tỏ thái độ dứt khoát, có thể tìm mua xe khác chứ không cần phải mua chiếc xe đó".Đối với những trường hợp trên, một lãnh đạo trung tâm đăng kiểm tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) chia sẻ: "Có nhiều trường hợp tra cứu trên hệ thống của Cục Đăng kiểm thì không thấy lỗi, nhưng trên hệ thống của Cục CSGT thì lại có, cho nên nhiều trường hợp người mua lại ô tô của chủ trước thường chỉ để ý thời hạn đăng kiểm mà không kiểm tra lỗi phạt nguội. Do đó hiện nay, các chủ xe khi mua lại cần tra cứu kỹ và có thể nhờ trung tâm đăng kiểm "check" giùm để chính xác hơn". Chiều 24.2, khi chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát tra cứu phạt nguội nhỏ tại khu vực bãi đậu xe trên địa bàn Q.Bình Thạnh (TP.HCM), khá nhiều xe dính lỗi phạt nguội, trong đó cá biệt có trường hợp xe mang biển số 30H 481.xx bị phạt nguội đến 5 lỗi do cùng hành vi đỗ xe nơi có biển "cấm đỗ" lặp lại liên tục và bị phạt nguội từ năm 2022. Người điều khiển chiếc xe này cho biết, anh chỉ là tài xế và những lỗi này do ai gây ra không rõ vì đã qua nhiều năm. Chủ xe cũng đã biết những thông báo phạt nguội này nhưng vì hạn đăng kiểm còn đến cuối năm 2026 nên chưa thực hiện xử lý đóng phạt. Trên nhiều diễn đàn, các tài xế đều rất lo lắng vì những hành vi vô tình vi phạm có thể lọt vào ống kính camera phạt nguội của CSGT. Anh Phạm Kiên, làm nghề tài xế tự do tại Thái Nguyên, thắc mắc: "Đa phần tài xế hiện nay đều sử dụng điện thoại trong lúc lái xe vì tích hợp nhiều tính năng định vị, hay tìm đường. Còn đối với việc thắt dây an toàn thì thật ra tôi không cố ý, nhưng đôi lúc hay quên. Những lỗi này đều tăng mức phạt theo Nghị định 168, nhưng không biết có bị camera ghi hình và phạt nguội hay không?". Anh Cao Minh Cường, nhân viên lái xe của một công ty giao nhận tại TP.HCM cũng băn khoăn: "Trong quá trình vận chuyển tôi không thể không sử dụng điện thoại được, vừa khách hàng gọi, vừa quản lý gọi, như vậy liệu rằng tôi có bị camera ghi hình phạt nguội không?".Chủ đề này cũng thu hút khá nhiều ý kiến bình luận của các diễn đàn. Theo đa số góp ý, việc sử dụng điện thoại khi lái xe là hành vi nguy hiểm, dễ dẫn đến tai nạn khi tham gia giao thông. Còn đối với việc thắt dây an toàn trên ô tô sẽ bảo vệ hành khách an toàn hơn trong trường hợp xảy ra va chạm. Do đó, quy định bắt buộc thắt dây an toàn là điều mà người ngồi trên xe cần tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn cho chính mình. Theo quy định, người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn ở mọi vị trí mà xe được trang bị dây an toàn nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển. Bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Một lãnh đạo đội CSGT TP.HCM cho biết: Căn cứ khoản 3, điều 6 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe và người được chở trên xe không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. So với Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không thắt dây an toàn đã được điều chỉnh tăng. Trước đây, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe không thắt dây an toàn, còn hiện tại đều chung mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Theo quy định, bất cứ vị trí nào trên ô tô được trang bị dây an toàn mà lái xe hoặc hành khách không thắt đều bị phạt.Đối với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã tăng mức xử phạt vi phạm giao thông với lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe. Cụ thể, theo điểm h, khoản 5 và điểm b khoản 10 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô sử dụng điện thoại. Đồng thời, người điều khiển xe ô tô vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Trong trường hợp người lái ô tô sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. Người điều khiển ô tô dùng điện thoại gây tai nạn còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Trước đây, lỗi sử dụng điện thoại khi lái ô tô bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.Theo thống kê, các lỗi bị phạt nguội nhiều nhất đối với người điều khiển ô tô, xe máy trong thời gian qua là lỗi vượt quá tốc độ quy định. Việc không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cũng là một trong các lỗi phạt nguội phổ biến khiến nhiều tài xế ô tô bị xử phạt. Bên cạnh đó là các lỗi đi không đúng làn đường quy định; dừng đỗ xe không đúng nơi quy định... Những lỗi như không thắt dây an toàn, sử dụng điện thoại khi lái xe... chiếm tỷ lệ thấp hơn.
Xôn xao mặt trăng đỏ như máu ở Việt Nam dù không phải nguyệt thực: Vì sao?
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), về tội nhận hối lộ.Đây là vụ án thứ 2 ông An bị truy cứu hình sự trong thời gian gần đây. Trước đó, tháng 11.2024, ông này bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội nhận hối lộ ở vụ án Xuyên Việt Oil.Theo cáo buộc của Viện KSND tối cao, Công ty Bách Khoa Việt (địa chỉ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) được thành lập năm 2007. Bà Trần Thị Loan Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp này từ tháng 9.2010 đến tháng 10.2019, sau đó người khác lên thay.Vốn quen biết với ông Nguyễn Lộc An - người có thẩm quyền quản lý mảng xăng dầu, khí đốt, đầu năm 2013, bà Phương liên hệ, nhờ ông An giúp đỡ Công ty Bách Khoa Việt kinh doanh xăng dầu.Để được "ưu ái" trong quá trình kiểm tra điều kiện cấp phép cũng như cấp phép, bà Phương nhiều lần chi hối lộ cho ông An. Trong số này, bà Phương từng trực tiếp đến gặp ông An tại nhà khách Bộ Công thương ở Q.1, TP.HCM, đưa 200 triệu đồng.Đặc biệt, tháng 9.2015, ông An gọi điện cho bà Phương, nhờ "hỗ trợ" 9 tỉ đồng để mua căn nhà to hơn. Biết được "tầm quan trọng" của ông An, bà Phương đồng ý, yêu cầu nhân viên 2 lần chuyển tiền vào tài khoản của vợ ông An, tổng số 9 tỉ đồng.Cáo trạng mô tả rằng, ngày 9.9.2023, khi hành vi đưa - nhận hối lộ giữa 2 người chưa bị phát giác, bà Phương nhận thức được sai phạm của bản thân nên đã chủ động làm đơn tố giác đối với ông An, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.Trên cơ sở tố giác của bà Phương, khoảng 1 tuần sau, công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông An. Kết quả điều tra cho thấy, ngoài 9,2 tỉ đồng của bà Phương, ông An còn nhận hối lộ 5 tỉ đồng của một doanh nghiệp khác, cũng liên quan đến việc cấp phép kinh doanh xăng dầu.Theo quy định tại khoản 7 điều 364 bộ luật Hình sự, người nào đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND hướng dẫn "chủ động khai báo trước khi bị phát giác" là trường hợp hành vi phạm tội chưa bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, chưa bị ai tố giác nhưng người đưa hối lộ đã tự khai báo toàn bộ sự việc đưa hối lộ mà mình thực hiện.Từ những căn cứ nêu trên, cơ quan tố tụng miễn trách nhiệm hình sự đối với bà Phương, nhưng tịch thu toàn bộ số tiền 9,2 tỉ đồng mà bà này dùng để đưa hối lộ cho vụ phó thuộc Bộ Công thương.Trường hợp của bà Trần Thị Loan Phương không phải là hiếm, bởi trong nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, một số cá nhân khác cũng được miễn trách nhiệm hình sự dù đã thực hiện xong hành vi đưa hối lộ. Điển hình như ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Cơ quan tố tụng xác định ông Văn đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD, nhằm bưng bít các sai phạm tại ngân hàng này.Quá trình giải quyết vụ án, ông Văn được xác định chỉ làm theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, đồng thời đã chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn cũng như hợp tác tích cực với cơ quan điều tra… Do vậy, ông Văn không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá cao về chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với tội phạm nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng. Điều này sẽ góp phần nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.Theo luật sư, đưa và nhận hối lộ là những hành vi phạm tội diễn ra "kín", rất khó phát hiện. Nếu "người trong cuộc" chủ động tố giác và khai báo về hành vi của mình, việc điều tra, xử lý sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.Quy định về việc miễn hình sự thể hiện tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước, qua đó bảo vệ và khuyến khích những người dám đứng ra tố giác tội phạm, ngay cả khi bản thân họ là người thực hiện hành vi phạm tội.Dù vậy, bộ luật Hình sự cũng quy định rất chặt chẽ về vấn đề miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ. Điều kiện tiên quyết là phải "chủ động khai báo trước khi bị phát giác". Ngay cả khi đã chủ động khai báo thì người đưa hối lộ "có thể" chứ không đương nhiên được miễn trách nhiệm hình sự, tức là còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác và sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.